Công ty cổ phần Nông nghiệp An Tâm xin được chia sẻ thêm về kỹ thuật úm gà đang áp dụng trên hệ thống trang trại chăn nuôi gà của công ty.
Chuẩn bị quây úm trước khi vào gà:
– Diện tích, mật độ úm
- Diện tích mùa hè 1500con/30-35m2
- Diện tích mùa đông 1500con/20-25m2
– Quây úm
- Mùa hè: Dùng bạt 1,2 : Chạy dọc chiều dài của chuồng: cách trần 5-10cm. Dùng bạt 5: Chạy ngang chuồng nuôi cách ô quây úm 2m.
- Mùa đông: Dùng bạt 1,2 : Chạy dọc chiều dài của chuồng: cách trần 5-10cm. Dùng bạt 3,4: Chạy dọc chiều dài: cách trần 20cm. Dùng bạt 5: Chạy ngang chuồng nuôi cách ô quây úm 2m.
- Tùy từng điều kiện thời tiết sẽ sử dụng số lượng bạt cho phù hợp với chuồng nuôi nhằm đáp ứng điều kiện tốt nhất cho con gà.
CHÚ Ý: Chân bạt phải được chèn kỹ, không để hở chân, căng phải phẳng không để bạt trùng cản trở tốc độ gió. Nên dùng bạt dài hơn chiều cao chuồng từ 30-50cm.
Chuẩn bị dụng cụ
– Dụng cụ phải đầy đủ theo số lượng gà vào theo tiêu chuẩn
– Máng bẹt: 100con/máng sử dụng cho ăn từ 1 – 5 ngày tuổi
– Máng baby: 50con/ máng sử dụng từ 5 đến 21 ngày tuổi
– Máng tự động: 35 con/máng. Sử dụng từ 15 ngày tuổi để ăn làm quen đến xuất bán
– Chuẩn bị garlong nước uống 100 con/máng sử dụng từ 1 – 3 ngày tuổi, từ ngày thứ 4 bắt đầu cho tập uống máng tự động.
– Nhiệt kế tối thiểu 3 chiếc/chuồng úm 10.000 con treo ở 2 đầu ô úm và giữa ô úm
– Bóng hồng ngoại 1 bóng 200w tương đương khoảng 200 con. Mật độ đèn úm mùa hè là 2m/1 bóng úm, về mua đông có thể tăng thêm mật độ đèn úm cho phù hợp để duy trì đảm bảo nhiệt độ cho chuồng úm.
– Dụng cụ khác: như xô, chậu, hót than, gáo múc, dần cám…
Chuẩn bị vào gà
– Trước khi gà về.
- Tất cả các dụng cụ, nước, thức ăn đều phải chuẩn bị sẵn. Đặt máng ăn bẹt xung quanh xen kẽ với máng uống nước.
- Hạ các đường nước theo tiêu chuẩn của gà 1 ngày tuổi (Núm uống cao bằng đầu gà con). Sủ dụng garlong nước cho gà con uống từ 1 – 3 ngày tuổi đầu tiên, từ ngày thứ 4 bắt đầu cho tập uống máng tự động.
- Khâu chuẩn bị quây úm phải được thực hiện từ trước khi gà về.
- Nhiệt độ đảm bảo 34-35ºC.
- Độ thông thoáng tốt trong chuồng.
– Trong khi gà về.
- Quá trình nhận gà : Xe gà đến trại phải kiểm tra
- Phiếu xuất vận chuyển gà con thương phẩm, giấy chứng nhận kiểm dịch, kiểm tra giờ đi, giờ đến.
- Kiểm tra kẹp chì ở tất cả các chốt trên xe.
- Kiểm tra số lượng gà, số lồng gà, có bị xê lệch, đổ hay thiếu…
- Đếm và kiểm tra ngẫu nhiên số lượng gà trong lồng: Nguyên tắc đếm bên ngoài chuồng dưới sự giám sát của người vận chuyển và kỹ thuật. Nếu có thể đếm toàn bộ số gà nhập về để loại bỏ các con yếu, con chết do quá trình vận chuyển.
- Phân ô và thả gà cho đều các ô úm
- Cho gà từ trong hộp ra ngoài để dễ vận chuyển hộp lồng ra ngoài.
- Khi đổ gà xuống nền chuồng thì phải đổ tập trung dọc theo đường nước uống.
- Nếu không có vấn đề gì xảy ra cho ký nhận phiếu giữa chủ trại, người vận chuyển, kỹ thuật.
- Có vấn đề gì xảy ra phải lập biên bản rõ nguyên nhân, chụp ảnh.
Chăm sóc đàn gà.
– Luôn luôn đảm bảo 5 yếu tố sau để đàn gà đạt hiệu quả nhất:
– Gà lớn từ 28 ngày tuổi đến xuất chuồng ngày cho ăn 2 lần lúc 8h sáng và 4h30 chiều
– Gà con từ 1 ngày tuổi đến 28 ngày tuổi ngày cho ăn tự do hết lại cho ăn thường là sáng 7h00, trưa 10h30, chiều 14h00 và 17h00, có thể bổ sung thời gian khác nhau làm sao không để cho gà đói quá 2 tiếng.
Nhiệt độ.
– Là yếu tố rất quan trọng trong thời gian úm vì gà con đang ở trong điều kiện sống tối ưu. Nếu không đảm bảo nhiệt độ sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng đàn gà sau này như làm gà ăn kém, tụ đống, dễ mắc bệnh, nhiệt cao quá gây mất nước ảnh hưởng sức khỏe đàn gà… Do vậy, phải luôn chú ý để tạo được nhiệt độ tối ưu trong chuồng nuôi để gà có sức khỏe tốt nhất.
Thức ăn:
– Cho gà ăn tự do từ 1 – 28 ngày tuổi, trên 28 ngày tuổi cho ăn theo tiêu chuẩn, Điều chỉnh chế độ ăn theo tỷ lệ trống mái 50/50 ,Lưu ý: giai đoạn úm gà từ 1-15 ngày tuổi: bổ sung cám liên tục không được để gà đói quá 2h
– Chương trình cám: Theo quy trình cám đơn vị sản xuất khuyến cáo
Nước uống.
– Luôn cung cấp đủ nước cho gà. Yêu cầu dùng đường nước ngay từ 1 ngày tuổi.
– Kiểm tra gà đủ nước hay không bằng cách kiểm tra diều: Nếu diều chắc, cứng thì chứng tỏ gà thiếu nước. – Nếu diều mềm, có thức ăn là đủ nước. Nếu diều mềm toàn nước thì có thể do nhiệt độ cao gà uống nhiều nước vì vậy phải điều chỉnh nhiệt độ.
– Điều chỉnh dây nước thường xuyên theo độ tuổi và thể trạng con gà, để gà được uống thỏa mái nhất nên chỉnh đáy ti nước cao hơn đầu gà khoảng 1cm.
Độ thông thoáng
– Luôn để chuồng thông thoáng nhằm cung cấp oxy đầy đủ cho gà.
– Mùa đông:
Điều chỉnh quạt úm gà: Nếu nhiệt độ thiếu phải bật quạt hẹn giờ, có thể theo chế độ:
- Ngày 1-3: chạy quạt 1 phút nghỉ 5 phút
- Ngày 4- 5: chạy quạt 1 phút nghỉ 4 phút
- Ngày 6 – 7: chạy quạt 1 phút nghỉ 3 phút
- Ngày 7-14 chạy thông 1 quạt
- Sau 14 ngày điều chỉnh ánh sáng theo hệ thống bạt sườn, và sử dụng quạt khi quay bạt lên 2 quạt cho tuần thứ 3 và tăng lên 1 quat theo tuần tuổi. từ tuần thứ 8 chạy thông tối đa quạt
Đây là quy trình quạt tham khảo, có thể căn cứ vào thời tiết, nhiệt độ để điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp.
– Mùa hè:
- Quạt chạy liên tục 24/24. Tăng giảm theo tuần tuổi, mỗi tuần bật tăng 1 chiếc (tùy thuộc vào thời tiết từng thời điểm để điều chỉnh số lượng quạt cho phù hợp). Không hạ bạt lúc thời tiết nóng, và cho hút gió qua giàn làm mát.
Điều chỉnh bạt quây úm cao thấp theo nhiệt độ: Thời tiết lạnh nâng cao bạt, thời tiết nóng hạ thấp xuống.
- Giãn chuồng: Mỗi lần giãn khoảng 5m2/1000con, giãn về phía quạt (mùa hè 2-3 ngày/lần, mùa đông 3 – 5 ngày/ lần) tạo không gian và độ thông thoáng cho con gà.
- Điều chỉnh bạt giàn mát: theo nguyên tắc 01 quạt độ mở bạt giàn mát 10cm. Thời gian úm khi quạt chạy hẹn giờ mở giàn mát khoảng từ 5-10 cm.
Chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế của kỹ thuật phụ trách chuỗi hệ thống trang trại của Công ty CP Nông nghiệp An Tâm.