Hướng Dẫn Cách Chống Nóng Cho Gà Vào Mùa Hè Đối Với Chuồng Kín

Hướng Dẫn Cách Chống Nóng Cho Gà Vào Mùa Hè Đối Với Chuồng Kín

Như tất cả các anh chị đã biết hiện nay thời tiết ở nước ta có nhiều sự thay đổi, nhiệt độ tăng cao do ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính. Năm nay cũng là một năm với nhiều dự đoán là có sự khắc nghiệt về thời tiết, đây cũng chính là những vấn đề lo ngại mà người chăn nuôi gà đang gặp phải.

Để cùng đồng hành với người chăn nuôi, chúng tôi có một số gợi ý kỹ thuật về cách chống nóng cho đàn gà nuôi chuồng kín của các hộ chăn nuôi thông qua thực tế chúng tôi đang áp dụng trong hệ thống trang trại của chính chúng tôi:

CHỐNG NÓNG VỚI GÀ CHUỒNG KÍN

Như tất cả các anh chị đã biết chuồng kín đang được rất nhiều hộ chăn nuôi áp dụng bởi vì sẽ quản lý được đàn vật nuôi rất tốt. Tuy nhiên không phải ai cũng làm tốt được điều này. Vậy cần để làm tốt vấn đề chống nóng này chúng ta cần thực hiện tốt một số công việc sau:

a. Quản lý đàn vật nuôi

Để quản lý được đàn gà với số lượng mật độ nuôi chuồng kín cũng là một vấn đề lớn, yêu cầu sự tỉ mỉ và nhanh nhạy của người chăn nuôi

  • Mật độ nuôi mùa hè để đảm bảo với chuồng kín là khoảng 8 con/m2. Không nên nuôi mật độ quá đông sẽ tạo ra nhiệt lớn dẫn tới nhiệt độ trong chuồng tăng, bí nhiệt.
  • Quản lý nước: Cần cấp đủ nước cho gà, đặc biệt là nước sạch. Mức nước cung cấp cho gà tăng 6% nếu nhiệt độ môi trường tăng thêm 1 độ C, đến ngưỡng 20 độ C, số lượng tăng trung bình 1,8 – 2 lần so với mức bình thường. Có cách tính lượng nước cho gà uống 1 ngày vào mùa hè sẽ bằng 2.5 – 3.0 lượng cám gà ăn trên 1 ngày, ví dụ 1000 gà 1 ngày ăn hết 200kg cám thì lượng nước vào mùa hè sẽ uống khoảng 500-600 lít nước, 1 giờ đồng hồ sẽ uống khoảng 20-25 lít nước. Đây là cách tính lượng nước uống trung bình, gà sẽ uống nhièu hơn sau ăn nên phải tuỳ chỉnh vào điều kiện thực tế.
  • Về thức ăn: Nên bổ sung dưỡng chất vào thức ăn để làm tăng tính tiêu hóa cho gà như protein, axít amin. Đặc biệt chú ý buổi sáng cho gà ăn sớm khoảng 6h-6h30, chiều cho ăn muộn từ 17h30 – 18h00 để đảm bảo cho gà ăn hết trước khi nhiệt độ trong ngày gắt nhất, dẫn tới gà bị rực nóng và có nguy cơ chết. Người chăn nuôi có thể giảm lượng ăn vào sáng và tăng lượng ăn vào buổi chiều cho gà ăn đêm để có thể đảm bảo hơn.
  • Nhiệt độ tối ưu tốt nhất là 26-28 độ C, tuy nhiên rất khó có thể làm được nền nhiệt độ như vậy nên người chăn nuôi cố gắng duy trì để nhiệt độ không quá 30 độ C.

b. Cách làm nhiệt độ trong chuồng khi nhiệt độ tăng cao

  • Khi nhiệt độ trong chuồng tăng cao thì chúng ta cần chạy thêm giàn mát để làm hạ nhiệt độ trong chuồng
  • Không nên tăng số lượng quạt quá nhiều, cần tính toán lượng gió phù hợp với từng lứa tuổi, từng giai đoạn của gà.
  • Đối với cách để tối ưu được lượng gió và không khí tạo độ thông thoáng trong chuồng nuôi chúng ta có thể sử dụng cách ép bạt để tối ưu
Dùng bạt ép gió tại trại gà Tiên Lương của Công ty CP Nông nghiệp An Tâm
  • Khoảng cách làm bạt ép gió khoảng 4-5m có thể chạy 1 bạt căng ngang ép gió. Bạt có thể rộng từ 70-80cm sát từ trần xuống.

c. Sử dụng các sản phẩm thuốc bổ hỗ trợ

  • Chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm như Gluco K-C, giải độc gan thận, một số loại viên sủi cho gà uống bổ sung hàng ngay để tăng hiệu quả chống nóng cho gà. Các sản phẩm này mọi người có thể tham khảo các sản phẩm của các đơn vị đang cung cấp dịch vụ thuốc cho trang trại của mình.

d. Chuẩn bị các tình huống khác

  • Vào mùa hè thường rất hay mất điện, chính vì vậy các trang trại cần lắp đặt 2 máy phát điện để dự phòng khi có sự cố. Thường xuyên kiểm tra máy để giúp máy hoạt động bình thường, tránh trường hợp mất điện gà sẽ nóng rực và xảy ra các trường hợp đáng tiếc.

Cuối cùng xin chúc cho bà con chăn nuôi sẽ làm tốt quy trình chống nóng cho gà vào mùa hè, chúc bà con chăn nuôi sẽ cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này, An Tâm sẽ cùng đồng hành với người chăn nuôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *